Những chiếc máy trạm đáng chú ý 2019

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện nay, người dùng – đặc biệt là những ai làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin luôn cần đến một chiếc máy tính có cấu hình mạnh mẽ, cùng khả năng xử lý dữ liệu nhanh chóng. Chúng không những đáp ứng được nhu cầu cho công việc, mà còn rất phù hợp trong các hoạt động tìm kiếm thông tin hàng ngày. Đó chính là lý do vì sao máy trạm ra đời. bạn có biết những chiếc máy trạm đáng chú ý 2019 đang được săn lùng trên thị trường là gì không? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu! 



Máy trạm là gì? 

Máy trạm vẫn hay được mọi người biết đến với cái tên máy tính workstation, hay PC workstation,… Thực chất, chúng là một máy tính có cấu hình cao, hiệu năng cao và ổn định hơn các máy tính thông thường khác. Có thể phục vụ nhiều user cùng 1 lúc thông qua mạng máy tính. 



Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Máy trạm là gì? Sự khác nhau giữa máy trạm và máy tính thông thường” để biết thêm những thông tin hữu ích. 

Các ứng dụng nên sử dụng máy trạm 

Thông thường, máy trạm sẽ được dùng để chạy các chương trình, các ứng dụng khoa học kĩ thuật, dùng cho cả cá nhân và tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu. 

Sở hữu thiết kế đặc thù về CPU, đồ họa, bộ nhớ và khả năng xử lý đa nhiệm, nên máy trạm có thể xử lý các dữ liệu phức tạp một cách nhanh chóng. Chẳng hạn như bản vẽ 3D, thiết kế đồ họa, đồ thị toán học, phần mềm, nhập dữ liệu đơn giản mà không cần đến đơn vị xử lý trung tâm độc lập. 

Những chiếc máy tính này bao gồm: bàn phím, màn hình, con chuột và CPU (một số máy sẽ không cần CPU). Tuy nhiên, với cấu hình mạnh mẽ, những chiếc máy trạm cũ thường có giá thành đắt hơn khoảng 1,5 – 2 lần những chiếc máy tính cá nhân thông thường. 

>>> Bên cạnh những người có nhu cầu sử dụng máy trạm, thì cũng đã có rất nhiều đơn vị đã thanh lý máy trạm khi không có nhu cầu sử dụng nữa tại những cửa hàng uy tín. Nếu có nhu cầu sở hữu những sản phẩm chất lượng đó, bạn có thể tìm đến những đơn vị thu mua hàng thanh lý, chẳng hạn như Thanh lý 247 – đơn vị thu mua hàng thanh lý Bắc Giang để được tư vấn và lựa chọn máy trạm cấu hình tốt và chất lượng với nhu cầu của mình. 

Kinh nghiệm chọn mua máy trạm workstation 

Để lựa chọn được một chiếc máy tính trạm ưng ý với độ tin cậy cao và hiệu năng tốt, khi đầu tư, cá nhân cũng như doanh nghiệp cần chú trọng đến chức năng của máy, bạn cần dùng để thiết kế sản phẩm, đồ họa hình ảnh, lập trình hay phân tích dữ liệu, bởi vì mỗi loại máy sẽ phù hợp và đáp ứng một cách tốt nhất cho nhu cầu của bạn. 

Ngày nay, các nhà sản xuất đã rất linh hoạt trong từng thiết kế, theo đó người dùng có thể thoải mái lựa chọn các thành phần bên trong máy trạm để đáp ứng yêu cầu công việc hoàn thiện. 

Unix và Windows NT là hai hệ điều hành phổ biến được sử dụng cho máy workstation. Hiện tại trên thị trường Việt Nam, workstation là một trong những thiết bị công nghệ điện tử rất được người tiêu dùng quan tâm do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao, những hãng nổi tiếng được người tiêu dùng đánh giá cao và lựa chọn nhiều như Dell, HP, IBM-Lenovo, Sun Microsystems… 

Ưu điểm của máy trạm workstation 

Thị trường máy tính trạm hiện nay vô cùng đa dạng với nhiều dòng máy đến từ nhiều hãng khác nhau, nhìn chung, tất cả các dòng máy tính workstation đều có chung các ưu điểm: 

- Hoạt động ổn định, ít hư hỏng 

- Giảm thiểu tối đa khả năng lỗi hệ thống 

- Thích hợp với các kĩ thuật viên 

Một số máy trạm đáng chú ý nhất 2019 có thể kể đến như: 



Dell Precision T5820 – mẫu máy trạm hiện đại 



Dell Precision T3620 – mẫu máy trạm có thiết kế chắc chắn, bền bỉ và chịu lực rất tốt 


>>> Tham khảo ngay các dòng máy chủ Dell thế hệ thứ 14 để cập nhật thêm những thông tin hữu ích! 

Đến đây, bạn đã biết Những chiếc máy trạm đáng chú ý 2019 chưa? Ngoài ra, bạn còn biết những máy trạm nào chất lượng, đã và đang được sử dụng nhiều nhất nữa không? Cùng cập nhật bên dưới để nội dung bài viết được hoàn chỉnh hơn, các bạn nhé! 

Máy trạm là gì? Máy trạm có khác gì so với máy tính thông thường?

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện nay, hầu hết mọi người dùng chúng ta, đặc biệt là những ai thường xuyên phải sử dụng máy tính luôn cần đến một sản phẩm có cấu hình mạnh, cùng khả năng xử lý nhanh chóng. Đó chính là lý do vì sao máy chủ - máy trạm ngày càng được nhiều người dùng tin tưởng và lựa chọn, đặc biệt là các đơn vị, doanh nghiệp. 



Vậy, bạn có biết máy trạm là gì? Máy trạm khác máy tính thông thường ở điểm nào không? Không để bạn phải đợi lâu nữa, dưới đây là những nội dung chi tiết giúp bạn giải đáp thắc mắc trên. 

Máy trạm là gì? 

Khác với những máy tính thông thường, các dòng máy trạm hiện nay được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết để máy trạm và những điểm khác nhau của chúng với máy tính thông thường. 

Vì vậy, Thanh lý 247 sẽ gửi đến bạn đọc lời giải đáp đó ngay trong nội dung dưới đây. 

Máy trạm – hay còn được biết đến với cái tên workstation: Là dòng máy tính được thiết kế dành riêng cho các ứng dụng khoa học kĩ thuật, hoặc các lĩnh vực khoa học – công nghệ. Mục đích chính là tạo ra những chiếc máy tính khác nhau, phục vụ cho những ai có nhu cầu sử dụng máy tính cao, nhất là các phần mềm nặng và khả năng kết nối để phục vụ nhiều người dùng cùng một lúc. 



Như vậy, có thể nói, cấu tạo của máy trạm không khác gì máy tính thông thường là mấy. Nhưng chúng có hiệu năng và khả năng hoạt động cao hơn các máy tính thông thường khác. 

Workstation là một trong những dòng máy trạm được thiết kế với hiệu suất cao hơn rất nhiều so với máy tính để bàn. Nhất là về các linh kiện như CPU, đồ họa, bộ nhớ và khả năng xử lý đa nhiệm của máy. Chúng được tối ưu hóa để xử lý các loại dữ liệu phức tạp khác nhau như: Các bản vẽ 3D, hình ảnh động và logic toán học,… 

Máy trạm workstation có khác gì so với các dòng máy tính thông thường? 

So với máy tính thông thường, máy trạm có những ưu điểm vượt trội: 

Về cấu hình và hiệu năng 

Các tác vụ nặng như xử lý đồ họa phức tạp như ảnh động, hình ảnh 3D đều được máy trạm xử lý vô cùng nhanh chóng trái ngược với laptop thông thường khó làm được vì máy trạm Workstation được trang bị cấu hình thế hệ mới nhất, có card đồ họa chuyên dụng mà hiếm thấy ở các mẫu máy tính thông thường. Chính vì vậy, máy trạm ít được bày bán phổ biến tại Việt Nam, thường khách hàng phải Order trực tiếp hoặc qua các nhà phân phối, bản lẻ. 

Build ngoại hình chắc chắn 

Máy trạm workstation là một sản phẩm máy tính có ngoại hình chắc chắn dành cho công việc, rất chuyên nghiệp và sang trọng, phù hợp với mọi nhu cầu, đối tượng các khách hàng khác nhau. Máy trạm có thiết kế chắc chắn, bền bỉ trước các tác động của môi trường, vỏ máy được làm từ vật liệu nhẹ nhưng chịu lực rất tốt và phần cứng ở bên trong máy được sắp xếp hợp lý để người dùng có thể nâng cấp nhanh gọn trong vài phút. 

Bộ vi xử lý – CPU 

Máy trạm workstation MSI sử dụng CPU hiệu năng xử lý cực mạnh với tần suất lớn, các laptop máy trạm đều được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i7 hay Intel Xeon. Ưu điểm của bộ vi xử lý cao cấp này chính là khả năng xử lý đa luồng, có bộ nhớ đệm cao, tốc độ CPU nhanh lên đến tận 4.0Ghz… 

Bộ nhớ RAM 

Máy trạm workstation được trang bị bộ nhớ RAM là 16GB, có tốc độ xung cao cấp nhất tại thời điểm hiện tại, có khả năng nâng cấp tối đa lên đến 4 slot RAM và tăng tốc độ render hình ảnh trong vài giây. 

Bộ xử lý đồ họa 

Máy trạm workstation chuyên sử dụng đồ họa hình ảnh công nghệ cao nên GPU của máy rất khác biệt so với các laptop thông thường. Các Máy trạm workstation MSI đều trang bị card đồ họa chuyên dụng nhất như là Nvidia Quadro. 

Ổ cứng 

Máy trạm workstation MSI thường được thiết kế lai giữa HDD, với tốc độ vòng quay cao nhất 7200rpm nên rất an toàn. SSD PCIe sử dụng công nghệ mới nhất sẽ đem lại tốc độ truy xuất nhanh chóng mà vẫn bảo đảm dung lượng lớn cho việc lưu trữ dữ liệu. 

Màn hình 

Máy trạm workstation là dòng máy chuyên dùng cho đồ họa nên màn hình công nghệ IPS luôn được tích hợp vào máy. Ngoài ra, người dùng có thể lựa chọn màn hình từ 15.6inch cho tới 17.3inch, và độ phân giải Full HD lên đến 4K cho hình ảnh vô cùng sắc nét. 

Đối tượng nào nên sử dụng máy trạm Workstation? 

Thông thường, những chuyên gia thiết kế, chuyên gia đồ họa và đoàn làm phim, sản xuất hình ảnh, bất động sản, kiến trúc, y học,… đều có thể sử dụng được. Tuy mức giá của chúng không hề rẻ, nhưng máy trạm vẫn được ưa chuộng. 

Bên cạnh những đơn vị có khả năng sở hữu được những sản phẩm máy trạm mới, cũng có những đơn vị tìm đến dịch vụ thanh lý máy chủ server đã qua sử dụng - thanh lý máy trạm để tìm mua những sản phẩm đã qua sử dụng chất lượng. 

Thanh lý 247 là một trong những đơn vị như vậy. Chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng của mình những trải nghiệm vượt trội nhất. Với phương châm “Mua của người có – bán cho người cần” Thanh lý 247 là đơn vị chuyên mua – bán trên phạm vi toàn quốc, đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi khách hàng. 

Nhanh tay liên hệ: 0936 300 136 để được tư vấn chi tiết nhất! 

Phần mềm quản lý phân vùng ổ cứng miễn phí tốt nhất bạn nên biết

Quản lý phân vùng ổ cứng – một khía cạnh quan trọng khi người dùng sở hữu máy tính cá nhân. Bởi chúng sẽ giúp chúng ta phân tách dữ liệu, phân cùng hệ thống, phân vùng công việc của bạn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết các phần mềm miễn phí tốt nhất hiện nay. Cùng theo dõi và lựa chọn những giải pháp tốt nhất cho hệ điều hành windows và Linux trên máy tính của mình nhé! 


1. Phần mềm quản lý phân vùng ổ cứng EaseUS Partition Master 

EaseUS Partition Master là một trong những phần mềm quản lý phân vùng ổ cứng tốt nhất hiện nay. EaseUS Partition Master có đầy đủ các tính năng cơ bản như tạo, xóa, định dạng, di chuyển, tách, hợp nhất, xóa, sao chép, thay đổi kích cỡ phân vùng. Ngoài ra còn có một số tính năng bổ sung khác như 4K Alignment, Wipe Data, Cleanup and Optimization, Migrate OS to SSD/HDD và đặc biệt là có thể phục hồi phân vùng bị mất hoặc bị xóa. 



Với giao diện đồ họa trực quan rất dễ sử dụng đối với những người mới dùng phần mềm lần đầu. Mặc dù phiên bản miễn phí hội đủ những tính năng cơ bản về quản lý phân vùng ổ cứng nhưng bạn cần phải nâng cấp lên bản Pro nếu muốn di chuyển hệ điều hành sang một ổ cứng mới hoặc SSD. Phần mềm chỉ tương thích với hệ điều hành Windows từ phiên bản Windows XP cho tới phiên bản Windows 10. 



2. AOMEI Partition Assistant – phần mềm quản lý phân vùng ổ cứng tốt nhất hiện nay 

Tuy là một phần mềm miễn phí nhưng AOMEI Partition Assistant cũng hội tụ đủ các tính năng cơ bản về quản lý phân vùng ổ cứng và không có bất kì hạn chế nào khi sử dụng, nghĩa là bạn có thể dùng cho mục đích cá nhân hoặc thương mại đều được. Ngoài ra, người dùng có thể chuyển đổi định dạng phân vùng ổ cứng từ FAT sang NTFS và ngược lại mà không bị mất dữ liệu. 



Tính năng chuyển hệ điều hành từ ổ cứng sang một ổ cứng khác hoặc SSD và tính năng chuyển đổi qua lại giữa các phân vùng Primary và Logical chỉ có trên phiên bản có phí của AOMEI Partition Assistant. Bạn cũng có thể tạo đĩa khởi động Windows PE cho phép bạn thiết lập phân vùng ngay khi không có hệ điều hành. 



3. Phần mềm quản lý phân vùng ổ cứng MiniTool Partion Wizard 

MiniTool Partion Wizard cũng là một phần mềm quản lý phân vùng ổ cứng phổ biến trên thị trường. Mặc dù là phiên bản miễn phí nhưng MiniTool Partion Wizard lại có khá đầy đủ các tính năng. Ngoài các tính năng cơ bản về quản lý phân vùng ổ cứng ra thì MiniTool Partion Wizard cũng có những tính năng tương tự như AOMEI Partition Assistant là chuyển đổi định dạng phân vùng từ FAT sang NTFS hoặc ngược lại. 



MiniTool Partion Wizard là một trong những phần mềm quản lý phân vùng ổ cứng có hiệu suất xử lý nhanh nhất. Điểm mạnh của MiniTool Partion Wizard là hỗ trợ luôn những ổ cứng RAID, ổ USB gắn ngoài và thậm chí là đĩa FireWire. Đồng thời, MiniTool Partion Wizard cũng tương thích với các loại tệp ext/ ext của hệ điều hành Linux. Đặc biệt, bạn có thể chuyển hệ điều hành từ ổ cứng cũ sang ổ cứng mới hoặc ổ cứng SSD cũng trên phiên bản miễn phí mà không cần phải đến phiên bản Pro như 2 phần mềm trên. 



Tóm lại, nếu bạn cần một phần mềm quản lý phân vùng ổ cứng với những thao tác cơ bản thì EaseUS Partition Master và AOMEI Partition Assistant là một sự lựa chọn hợp lý. Ngoài ra, AOMEI Partition Assistant còn giúp bạn có thể thiết lập và quản lý phân vùng ổ cứng khi máy không có hệ điều hành bằng tính năng tạo đĩa khởi động Windows PE. Còn nếu bạn muốn sử dụng phần mềm với nhiều tính năng hơn, xử lý nhanh chóng hơn thì MiniTool Partion Wizard là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Vì sao máy chủ Dell R640 lại HOT đến vậy?


Dell R640 – Giải quyết bài toán công việc của mọi doanh nghiệp. Có lẽ đây là lý do vì sao máy chủ Dell R640 lại HOT đến vậy. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu chi tiết. 

Dell - thương hiệu luôn đi đầu trong lĩnh vực sản xuất máy chủ trong nhiều năm nay, Được mệnh danh là ống lớn trong lĩnh vực công nghệ, thương hiệu này luôn mang đến cho chúng ta các dòng sản phẩm 1U có thể nâng cấp một cách dễ dàng. Đồng thời, có khản năng lưu trữ dữ liệu thông qua nền tảng 2 socket,… Sở hữu dòng sản phẩm Dell, đồng nghĩa với việc bạn đã sở hữu một cố máy có “năng lực siêu phàm” để giải quyết khối lượng công việc khổng lồ của mình rồi! 


Chúng ta cùng đi tìm hiểu một số đặc điểm tiêu biểu có ở dòng sản phẩm này, và cụ thể hơn là máy chủ Dell R640 ngay sau đây. 

Sở hữu sức mạnh của một máy chủ cấu hình cao với 2 socket 

Trong bài viết “Đánh giá sản phẩm máy chủ Dell PowerEdge R640” chúng tôi đã phần nào đề cập đến cấu hình cũng như những đặc điểm nổi bật của chúng. Tuy nhiên, để lý giải được thắc mắc ví sao máy chủ Dell lại HOT đến vậy, chúng ta cùng đi tìm hiểu thêm. 

Ưu điểm đặc biệt mà máy chủ Dell R640 đang sở hữu là trung tâm dữ liệu của người dùng sẽ luôn được đặt trong trạng thái sẵn sàng để xử lý bất cứ công việc nào. 


Thật vậy, các máy chủ Dell, đặc biệt là dạng rack luôn có: 

+ Khả năng mở rộng 

+ Cân bằng tối ưu khả năng tính toán 

+ Sở hữu bộ nhớ tối đa hóa hiệu năng của máy 

+ Sở hữu tới 8 ổ cứng 2,5 inch giúp khả năng tìm kiếm hiệu năng lưu trữ luôn đạt mức nhanh nhất có thể 

+ Có khả năng tiết kiệm tới 20% so với các dòng máy chủ thể hệ trước 

Tất cả đều hoàn toàn phù hợp với doanh nghiệp có nhu cầu xử lý công việc liên tục, hay đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu lớn. 

Dell R640 sở hữu một thiết kế đặc biệt: Đơn giản – thông minh – dễ dàng nâng cấp 

Toàn bộ các sản phẩm này được thiết kế một cách gọn gàng, giúp máy dễ dàng truy cập vào các thành phần chính. Tuy vậy, nhưng chúng vẫn được trang bị đầy đủ kết nối, và đặc biệt là khả năng nâng cấp nhanh chóng, dễ dàng. 


Thêm nữa, bảng điều khiển của máy chủ này được đặt ở bên trái mặt trước – nơi theo dõi hoạt động và ID hệ thống. 

Đèn led trang thái sẽ hiển thị ngay khi phần cứng gặp phải bất kì lỗi nào, giúp người dùng dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố 

Quá trình quản lý thông minh cùng khả năng bảo mật an toàn 

Dell R640 có khả năng quản lý thông minh, khả năng xử lý tự động và giúp tăng năng suất lên đến 90%. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp sẽ tốn ít thời gian hơn vào việc sửa chữa, bảo trì máy 

R640 được tích hợp các bảng điều khiển quản lý cho các hệ điều hành như: 

- VMware® vSphere® – chuyển đổi các trung tâm dữ liệu thành các cơ sở hạ tầng điện toán đám mây đơn giản; 

- Microsoft® System Center – cung cấp khả năng quản lý tập trung các vấn đề và dễ dàng truy cập 

- Nagios® – hệ thống giám sát mạnh mẽ, cho phép xác định và giải quyết các vấn đề cơ sở hạ tầng CNTT trước khi chúng gây ảnh hưởng đến các quy trình kinh doanh và các hệ thống quan trọng của máy. 

- IDRAC9 - ứng dụng quản lý từ xa 

- Giao diện web HTML5 thông minh - cung cấp nhiều thông tin về hoạt động của máy chủ 

Với sức mạnh khủng, thiết kế thông minh và khả năng bảo mật cực cao, cỗ máy chủ R640 chắc chắn sẽ trở thành “lời giải” cho bài toán quản lý công việc của doanh nghiệp. 

Hy vọng với những thông tin mà thanh lý 247 – đơn vị chuyên thu mua máy chủ đã qua sử dụng cung cấp sẽ mang đến bạn những thông tin hữu ích!

Máy chủ HPE – sự lựa chọn hoàn hảo của mọi doanh nghiệp

Với cấu trúc nhỏ gọn, cùng khả năng hoạt động và hiệu suất làm việc khá cáo của mình. Máy chủ HP nói chung, và cụ thể là dòng máy chủ HPE đã và đang là dòng sản phẩm máy chủ được khá nhiều doanh nghiệp hiện nay ưa chuộng. 


Đôi điều về dòng sản phẩm máy chủ HPE 

Máy chủ HPE - Hewlett Packard Enterprise là thương hiệu máy chủ do HP sản xuất, Chúng được trang bị những công nghệ, những đặc tính kĩ thuật tối ưu nhất, nhằm tối đa hóa hiệu suất làm việc cũng như hiệu suất xử lý của máy chủ. Đáp ứng nhu cầu ngày một nâng cao về hệ thống máy chủ của các doanh nghiệp. 

Và dưới đây là những cấu hình chi tiết về dòng sản phẩm này 


  1. Máy chủ HPE được trang bị 2 bộ vi xử lý trong cùng một hệ thống 
  2. Hỗ trợ tối đa 24 khe cắm thanh RAM 
  3. Có tới 6 khe cắm mở rộng PCIe 
  4. Hỗ trợ 8 cổng USB và các tùy chọn khác 

>>> Giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng – nâng cấp cấu hình của mìh phù hợp với nhu cầu sử dụng với chi phí thấp nhất. 

>>> Giúp truy xuất và xử lý dữ liệu nhanh chóng hơn 

Các dòng máy chủ HPE thế hệ mới còn được trang bị thêm tính năng HPE Smart Array Controller, nhằm: 


+ Giúp quản lý các ổ cứng 

+ Tăng hiệu suất xử lý dữ liệu dễ dàng, nhanh chóng và trực quan hơn nhờ vào công nghệ SAS 12Gb/s 

+ Với khả năng chạy được chế độ HBA hoặc các chế độ RAID một cách đơn giản. 

Ngoài các yếu tố về hiệu suất và khả năng mở rộng, dòng máy chủ HPE có điện năng tiêu thụ vô cùng hợp lý. 

Hơn nữa, các dòng máy chủ HPE còn được tích hợp hệ thống làm mát quạt hệ thống đạt chuẩn. Giúp các doanh nghiệp giảm tối đa chi phí làm mát mà vẫn luôn giúp hệ thống ở trong trạng thái hoạt động ổn định. 

Những tiêu chí phân loại máy chủ

Máy chủ được các đơn vị sản xuất phân chia ra thành những loại khác nhau dựa trên những tiêu chí cơ bản. Bạn có biết, có những tiêu chí nào để phân loại máy chủ không? 

Máy chủ server là gì? 

Như trong bài viết các hãng máy chủ phổ biến, thanh lý 247 đã nêu rõ khái niệm máy chủ server là gì/ Chúng thực chất là một máy tính thông thường, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn. Nhằm sử dụng cho mục đích lưu trữ dữ liệu, xử lý các cơ sở dữ liệu như mail, web, file, quản lý in ấn và rất nhiều các dịch vụ khác trong hệ thống máy tính.


Chính vì sự đa dạng trong chức năng này mà chúng được phân chia ra thành các loại máy chủ riêng biệt. Nhằm chuyên môn hóa một chức năng bất kì, mang đến sự hiệu quả hơn trong công việc của mỗi doanh nghiệp. Và dưới đây là cách phân loại chi tiết. 

Phân loại máy chủ theo hình thức tạo ra chúng 

Sẽ có 3 loại máy chủ dựa trên hình thức này: 

Máy chủ dùng riêng: Là máy chủ hoạt động trên phần cứng máy tính. Máy chủ loại này sẽ có chức năng hỗ trợ các thiết bị riêng biệt như ổ cứng, RAM, CPU,… Khi muốn nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình máy chủ này, hệ thống yêu cầu phải thay đổi luôn cả phần cứng máy chủ. Và chỉ những ai có kiến thức chuyên sâu mới có thể đảm bảo mang lại sự ổn định sau khi nâng cấp. 

Máy chủ ảo: Là máy chủ được hình thành từ việc phân chia máy chủ vật lý. Với công nghệ ảo hóa mà ta có thể dễ dàng phân tách từ một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Tuy nhiên, những máy chủ ảo này sẽ dùng toàn bộ tài nguyên trên máy chủ vật lý ban đầu. 

Máy chủ đám mây: Là sự kết hợp giữa hệ thống SAN và nhiều máy chủ vật lý khác nhau. Tính đến thời điểm hiện đại, đât là hệ thống mới nhất đã và đang được các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng 

Phân loại máy chủ dựa vào chức năng 

Như bạn đã biết, máy chủ được sử dụng cho nhiều chức năng khác nhau. Với mỗi doanh nghiệp cần máy chủ thực hiện một chức năng chuyên sâu riêng. Hiểu được điều này, các hãng đã không ngừng cập nhật và cho ra đời các loại máy chủ khác nhau dựa vào chức năng chúng mang lại cho người dùng. Cụ thể: 



Máy chủ web – web server: Là máy chủ thực hiện chức năng mang website đến cho khách hàng. Khách hàng và máy chủ có thể liên hệ với nhau bằng giao thức HTTP. Thông thường, nội dung mà máy chủ mang đến cho người dùng chỉ dừng lại ở dạng HTML như hình ảnh, text hay đoạn mã. 

Máy chủ Database – Database server: Là máy chủ có chức năng cài đặt quản trj cơ sở dữ liệu các loại cho người dùng, nhưu SQL, MySQL,… 

Máy chủ FTP – FTP server: Giao thức truyền tệp tin của máy chủ, giúp bạn có thể truyền tin từ máy chủ này sang máy chủ khác dựa vào mạng lưới, mà chủ yếu ở đây là mạng internet. 

FTP được xây dựng trên kiến trúc máy chủ - máy khách. Đồng thời, chúng được sử dụng hệ thống triển khai và kết nối dữ liệu một cách riêng biệt. 

Máy chủ DNS – DNS server: Được biết đến là máy chủ tên miền. Bởi mỗi máy tính, mỗi thiết bị mạng đều được kết nối với nhau bằng dài địa chỉ IP khi tham gia vào mạng internet. Vì vậy, để thuận tiện cho việc kết nối này, máy chủ sẽ sử dụng DNS để xác định thiết bị đó. Và đồng thời chúng có tác dụng ánh xạ địa chỉ đó thành địa chỉ IP. 

Máy chủ DHCP – DHCP server: Là giao thức cấu hình tự động địa chỉ IP. Điều này có nghĩa là: Máy tính được cấu hình một cách tự động. Do vậy, sẽ giảm thiểu tối đa việc can thiệp vào hệ thống mạng. Đồng thời, chúng cũng có chức năng quản lý sự cấp phát địa chỉ IP động và các dữ liệu cấu hình của TCP/IP. Ngoài ra, nhiệm vụ của chúng còn là trả lời các máy khách về yêu cầu hợp đồng của thuê bao. 

Máy chủ thanh lý – sự lựa chọn hoàn hảo cho những đơn vị nhỏ 

Cùng với sự phát triển vượt bậc của các dịch vụ mạng hiện nay, máy chủ cũng ngày càng được nâng cấp lên các phiên bản mới như Dell PowerEdge R740 với nhiều tính năng vượt trội hơn, khả năng lưu trữ, xử lý dữ liệu tốt hơn và… giá thành cao hơn. 

Tuy nhiên, bạn vẫn muốn khám phá dòng sản phẩm này với một con số vừa phải? 

>>> Thanh lý 247 có lô hàng gồm 5 bộ sản phẩm máy chủ Dell PowerEdge R740 hàng dự án thừa chưa sử dụng, vẫn còn mới 100% và cần thanh lý với mức giá không thể ưu ái hơn. Liên hệ ngay 0936 300 136 để được tư vấn chi tiết! 

Đến đây, bạn đã biết các cách phân loại máy chủ như thế nào chưa? Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích. 

Dell EMC PowerEdge thế hệ thứ 14 – dòng sản phẩm bán chạy nhất thế giới

Với các kiến truc doanh nghiệp có khả năng mở rộng như hiện nay, sự xuất hiện của máy chủ Dell EMC PowerEdge thế hệ thứ 14 giúp khách hàng đáp ứng mọi nhu cầu của mình, mang đến một hệ thống làm việc hiệu quả hơn bằng những năng lực tốt hơn dành cho các công việc truyền thống và cả công việc điện toán đám mây trong một trung tâm dữ liệu được định nghĩa bằng phần mềm. 



Thật vậy, máy chủ Dell EMC PowerEdge thế hệ thứ 14 giúp khách hàng tăng tốc độ triển khai môi trường lưu trữ được định nghĩa bằng phần mềm, cũng như các cấu trúc cơ sở hạ tầng siêu hội tụ bằng: 

· Hiệu năng cơ sở dữ liệu cao hơn 

· Độ trễ thấp hơn so với số IOPS cơ sở dữ liệu 

· Việc di chuyển máy chủ với tốc độ nhanh chóng và liền mạch hơn 

· Mức độ tiêu thụ tài nguyên CPU ít hơn 75% khi sử dụng 25GbE với công nghệ RDMA 

· Tốc độ lưu trữ dữ liệu nhanh hơn để tối iwi hóa hiệu năng ứng dụng 

· Sở hữu công nghệ tự động hóa thông minh trong máy chủ Dell EMC PowerEdge thế hệ thứ 14 cho phép các chuyên gia CNTT tập trung vào những tác vụ trọng yếu để nâng cao giá trị dành cho khách hàng và doanh nghiệp. 

· Khả năng quản lý vòng đời, Dell EMC PowerEdge thế hệ thứ 14 giúp người dùng dễ dàng theo dõi từ khi triển khao đến khi thanh lý hoặc đổi mục đích sử dụng bằng iDRAC9 

· Tốc độ xử lý vấn đề liên quan đến máy chủ PowerEdge nhanh hơn tới 90% thông qua sử dụng các công nghệ hỗ trợ ProSupport Plus và SupportAssist mang tính dự báo và chủ động 

Chức năng bảo mật của các dòng sản phẩm thế hệ thứ 14 có gì khác biệt? 

Dell EMC đi tiên phong trong lĩnh vực bảo đảm gốc rễ của niềm tin (root of trust) trong máy chủ PowerEdge của mình trong suốt hai thế hệ vừa qua. Một kiến trúc bảo mật mạnh mẽ cho phép khách hàng bảo vệ, phát hiện, khôi phục lại và thanh lý máy chủ PowerEdge thông qua: 

· Khởi động tin cậy được mã hóa để bảo đảm an ninh toàn diện cho máy chủ và bảo mật cho cả trung tâm dữ liệu. 

· Chức năng khóa hệ thống – chức năng riêng chỉ có trên máy chủ PowerEdge giúp bảo vệ bất kỳ cấu hình hệ thống nào trước những thay đổi nhằm mục đích phá hoại hoặc vô tình trong khi vẫn cảnh báo cho người dùng về bất kỳ hoạt động thay đổi hệ thống nào. 

· Xóa Hệ thống, với khả năng cho phép dễ dàng thanh lý hoặc thay đổi mục đích máy chủ PowerEdge thế hệ thứ 14 bằng cách xóa dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng từ các ổ lưu trữ và bộ nhớ không bay hơi tích hợp khác 

Dòng sản phẩm máy chủ PowerEdge tiên tiến nhất của Dell EMC bao gồm cả máy chủ rack và máy chủ phiến. 

Dell EMC PowerEdge R740 – Cỗ máy dã chiến dành cho những môi trường có đòi hỏi khắt khe và đảm bảo sự cân đối tuyệt vời giữa lưu trữ, I/O và tăng tốc độ ứng dụng cùng độ linh hoạt vượt trội về cấu hình trong một kiểu dáng 2U/2S. R740 hỗ trợ số người dùng VDI trên mỗi máy chủ cao hơn tới 50% và khả năng hỗ trợ GPU cao hơn 50% dành cho ứng dụng phân tích dữ liệu lớn Hadoop. 

>>> Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm này thông qua nội dung bài viết: Đánh giá chi tiết về máy chủ Dell EMC PowerEdge R740

Dell EMC PowerEdge R740XD – Nền tảng 2U/2S này có hiệu năng và mật độ lưu trữ tốt nhất trong phân khúc dành cho những ứng dụng như là môi trường lưu trữ được định nghĩa bằng phần mềm và có tính đa năng mà các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, người dùng Hadoop/Big Data và dịch vụ hosting đồng vị trí đòi hỏi

Chọn workstation hay desktop cấu hình mạnh cho dân thiết kế đồ họa?

Là dân thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, bạn chọn workstation hay desktop cấu hình mạnh để phục vụ cho công việc của mình? 




Sử dụng desktop có cấu hình mạnh để phục vụ nhu cầu xử lý đồ họa là thói quen của không ít người, đặc biệt là rendering. Tuy có phần tiết kiệm, nhưng chính điều này đã làm tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột, gây hỏng hóc, lỗi phần mềm,.. Ảnh hưởng không tốt trực tiếp đến công việc của mình. Vì vậy, workstation được xem là sự lựa chọn tối ưu nhất trong trường hợp này. 

Workstation – Xu hướng đầu tư mới của các đơn vị thiết kế đồ họa 

Từ cá nhân đến các đơn vị thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, họ rất cần sự ổn định trên máy tính của mình. Bởi chỉ cần máy tính xảy ra trục trặc gì không đáng có là chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của mình. gây thiệt hại không nhỏ cả về kinh tế và uy tín. 



Hơn nữa, với máy tính để bàn, có thể sẽ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Khi đang rendering hình ảnh hay video của khách hàng nhưng desktop cấu hình mạnh nhưng lại bị treo thì phải thực hiện lại từ đầu. Chúng không hoạt động ổn định như máy trạm chuyên dụng. Có thể trong khâu đầu tư, bạn đã vô tình không để ý đến điều này. 

Thật vậy! Một máy tính để bàn thông thường dù cấu hình có mạnh đến mức nào đi chăng nữa thì cũng không thể hỗ trợ tối đa được các công nghệ chuyên dụng như máy trạm được. Nhìn chung, chi phí đầu tư ban đầu của workstation có thể sẽ cao hơn máy tính để bàn. Nhưng, tổng chi phí khấu hao thì chưa chắc. Vì chúng rất ít khi xảy ra sự cố tiềm ẩn ngoài ý muốn. 

Workstation hay desktop cấu hình mạnh giúp tối ưu chi phí và hiệu quả hơn? 

Với những ai có nhu cầu đồ họa cơ bản, chúng ta có thể trang bị workstation chạy 1 CPU Intel Xeon E3. Hoặc, cao hơn một chút, hãy sở hữu ender server chạy 2 CPU Xeon E5. 

Trong những trường hợp này, việc sở hữu workstation sẽ mang lại nhiều ưu thế hơn hẳn so với máy tính thông thường. Đặc biệt là tính năng hoạt độn full 24/24 của chúng. 

Không chỉ vậy, CPU Xeon của workstation hoạt động ổn định hơn chip Core I của máy tính rất nhiều. Nhờ công nghệ RAM ECC tự phục hồi những bit lỗi trong quá trình truyền dữ liệu giữa CPU và RAM mà workstation hiếm khi bị lỗi. 


Một điểm cộng nữa, mainboard dùng cho workstation có nhiều ổ cắm hơn so với máy tính thông thường, Nhờ vậy mà chúng hoàn toàn có thể gắn được nhiều ổ cứng và hỗ trợ RAID trên các ổ cứng đó. Với công nghệ RAID, dữ liệu sẽ được truy xuất nhanh hơn, an toàn hơn. Chưa kể, mội số sản phẩm còn cho phép gắn 2 bộ nguồn và tự động chuyển đổi mỗi khi chúng bị lỗi. 

Nếu xem kỹ các yêu cầu của các phần mềm thiết kế đồ họa, bạn sẽ thấy chúng chỉ đưa ra danh sách tương thích với workstation mà không hề có desktop. Trong đó, có phần mềm cần nhiều luồng xử lý thay vì cần tốc độ xử lý mạnh, hoặc ngược lại. Nếu chỉ vẽ thì chỉ cần đơn luồng, chọn Xeon E3 cho rẻ; nhưng nếu biên tập video thì cần đa luồng, phải chọn Xeon E5. 

Lợi thế của workstation so với máy tính thông thường 

Máy trạm nói chung và workstation nổi tiếng với khả năng ứng dụng rộng rãi và chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, do: 

· Là sản phẩm chất lượng cao, hoạt động ổn định và chịu được trong môi trường khắc nghiệt 
· Chủng loại, mẫu mã và thiết kế đa dạng 
· Sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhất đang được cả thế giới áp dụng 
· Chi phí duy trì một workstation không nhiều 
· Linh hoạt, dễ dàng nâng cấp và mở rộng 
· Dễ dàng trong việc quản lý, thay thế linh phụ kiện 

Những điều đáng chú ý khi chọn mua máy trạm 

Với những đặc điểm trên, sao bạn không tự trang bị cho mình một chiếc máy trạm ổn định, phục vụ cho nhu cầu của mình nhỉ? 



Tuy nhiên, khi lựa chọn máy trạm cho thiết kế đồ họa, bạn cần chú ý: 

· Nên chọn máy trạm có nhiều thanh ram có dung lượng tương đương nhau thày vì chọn 1 thanh RAM có dung lượng lớn. 
· Bạn có thể lựa chọn card đồ họa phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình, như card đồ họa nvidia, Card đồ họa AMD Radeon hay Card đồ họa FirePro 
· CPU: Phổ biến trên thị trường hiện nay là loại CPU intel core i5 hay i7, cái này thì bạn không cần quá lăn tăn. 

Đến đây, bạn đã biết cách chọn mua máy trạm cho việc thiết kế đồ họa của mình chưa? 

Địa điểm mua máy trạm thiết kế đồ họa cũ chất lượng 

Tuy, các sản phẩm máy trạm thường đi kèm với một mức giá rất cao, cao hơn máy tính thông thường rất nhiều. Nên việc quyết định mua hay không mua là điều khiến bạn vẫn đắn đo, đúng không nào? 

Nếu không đủ khả năng mua máy trạm mới, bạn hoàn toàn có thể mua máy trạm đã qua sử dụng khi đến với thanh lý 247. 

Thanh lý 247 – đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực thu mua hàng thanh lý tại Hà Nội nói chung và thu mua hàng đã qua sử dụng trên phạm vi toàn quốc. Với phương châm mua của người có – bán cho người cần. Chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng của mình những sản phẩm chất lượng nhất. Để được tư vấn thêm về thông số kĩ thuật cũng như cấu hình của máy trạm thiết kế đồ họa, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 0936 300 136 để được tư vấn chi tiết nhất nhé! 

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể tham khảo các dòng máy chủ thanh lý như máy chủ Dell Poweredge R630, Dell R620, Máy chủ HP và nhiều sản phẩm chất lượng , đã qua sử dụng khác nữa. 

Những sai lầm khi lựa chọn máy chủ bạn cần tránh

Với sự phát triển như hiện nay, khi mà dữ liệu cần lưu trữ ngày một nhiều. Sẽ thật thiếu sót nếu đơn vị doanh nghiệp của bạn không trang bị cho mình những sản phẩm máy chủ phù hợp. 

Bởi, dữ liệu doanh nghiệp có được lưu trữ đầy đủ, an toàn và bảo mật cao nhất không? Hệ thống doanh nghiệp hoạt động có tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào máy chủ. 



Tuy nhiên, không phải đơn vị nào có máy chủ cũng hoạt động tốt. Bởi đôi khi do sự lựa chọn không chính xác, hoặc do những sai lầm khi lựa chọn máy chủ mà đơn vị bạn vẫn không mang lại hiệu quả như mong muốn. 

Cùng điểm qua xem bạn có mắc phải những sai lầm khi lựa chọn máy chủ cơ bản dưới đây không nhé! 

Top 5 sai lầm khi lựa chọn máy chủ 

Cùng tìm hiểu những sai lầm khi lựa chọn máy chủ và tránh chúng nhé!


Không nhận ra sự quan trọng của đội ngũ nhân viên hỗ trợ 

Để vận hành máy chủ, đòi hỏi bạn cần phải có những kiến thức chuyên môn nhất định. Đặc biệt là khi máy chủ gặp lỗi trong quá trình vận hành. Và một điều đáng tiếc rằng không phải đơn vị nào cũng có đội ngũ nhân viên kĩ thuật riêng cho lĩnh vực này, nhất là các đơn vị doanh nghiệp nhỏ. 

Có thể bạn đã lựa chọn các đơn vị cung cấp không có đội ngũ nhân viên hỗ trợ. Hoặc do lúc chọn gói dịch vụ, bạn đã lựa chọn sự có mặt của đội ngũ nhân viên hỗ trợ? Tất cả đều là thiếu sót. Nếu được lựa chọn, hãy sử dụng sự lựa chọn tối ưu nhất cho máy chủ của mình bằng cách chọn các nhà cung cấp máy chủ chuyên dụng, có hỗ trợ 24/7 để có thể nhanh chóng giải quyết mọi khúc mắc, mọi vấn đề trong quá trình máy chủ vận hành. 

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp máy chủ, cung cấp linh kiện máy chủ với những chế độ rất phù hợp. Bạn cần cân nhắc và lựa chọn những nhà cung cấp dịch vụ uy tín nhất để có các chế độ bảo hành hợp lý, lâu dài nhất nhé! 

Vấn đề bảo mật máy chủ không được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng 

Không nghiên cứu vấn đề bảo mật cũng là một trong những sai lầm khi lựa chọn máy chủ mà bạn cần tránh. 

Sẽ ra sao nếu máy chủ của mình không được bảo mật kĩ càng? An ninh máy chủ luôn là một vấn đề bạn cần quan tâm hàng đầu. Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, hay các lĩnh vực cần lưu trữ nhiều thông tin dữ liệu quan trọng. 

Do đa số, dữ liệu của mọi doanh nghiệp đều cần được bảo mật tuyệt đối, nên việc lựa chọn máy chủ có chức năng bảo mật tối ưu là điều vô cùng cần thiết. Và điều bạn cần làm lúc này là dành thời gian nghiên cứu về vấn đề bảo mật của hệ thống máy chủ. 

Chỉ quan tâm đến giá cả khi lựa chọn máy chủ 

Không thể phủ nhận giá cả là một trong những yếu tố quyết định việc mua máy chủ. Nhưng đó không phải là tất cả. Rấ nhiều doanh nghiệp đã mắc sai lầm này khi lựa chọn máy chủ. 

Có không ít đơn vị doanh nghiệp vì muốn tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư nên đã nhắm mắt lựa chọn những sản phẩm máy chủ giá rẻ mà không hề quan tâm đến các vấn đề khác. Để rồi phải bán thanh lý máy chủ ngay vì chúng không phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. 

Không lựa chọn các gói quản trị máy chủ đi kèm 

Vì bạn có nhiều thời gian rảnh và có khả năng quản trị máy chủ nên nghĩ rằng việc lựa chọn gói quản trị máy chủ đi kèm là không cần thiết? Tuy nhiên, chỉ thời gian rảnh thôi là chưa đủ, vì để quản trị máy chủ bạn cần phải có đầy đủ các kiến thức chuyên môn. Nếu không, rất nhiều rủi ro và bất lợi sẽ đến với máy chủ của bạn trong một thời gian không xa. 

Đặc biệt, nếu như bạn muốn máy chủ của mình hoạt động thế nào, bạn hoàn toàn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của đơn vị cung cấp nữa cơ mà! 

Không xem xét những yêu cầu cụ thể về máy chủ khi lựa chọn 

Để lựa chọn được máy chủ phù hợp, việc đầu tiên chúng ta cần làm là xác định rõ những yêu cầu cần có ở một máy chủ. Tiếp đó mới là liên hệ đến những đơn vị cung cấp để họ trao đổi, tư vấn và đưa ra cho bạn những dòng sản phẩm phù hợp nhất với yêu cầu đó. 

Nhưng không? Có rất nhiều đơn vị đã đi ngược lại với chúng. Liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ trước, rồi mới nghĩ xem mình cần gì ở một sản phẩm máy chủ. Điều này thật không có lợi với doanh nghiệp một chút nào. Không những bạn không làm chủ được nhu cầu của mình, mà có khi còn bị tư vấn sai. 

Như vậy, thanh lý 247 – đơn vị thu mua hàng thanh lý tại Bắc Giang nói chung và thanh lý server đã gửi đến bạn những thông tin hữu ích về cách chọn mua máy chủ. Đến đây, bạn đã biết mình mắc phải sai lầm nào khi lựa chọn máy chủ chưa? Hy vọng với nội dung trên sẽ phần nào giúp bạn – những doanh nghiệp có nhu cầu lựa chọn được những dòng sản phẩm chất lượng, phù hợp nhất với nhu cầu của mình. 


So sánh các tính năng của máy chủ Dell và máy chủ HP

Như các bạn đã biết, máy chủ Dell và máy chủ HP được coi là hai đơn vị sản xuất máy chủ có tiếng trên Thế Giới. Một chín một mười, thật khó để phân biệt được hãng nào đứng thứ nhất, hãng nào đứng thứ 2. Tuy nhiên, nếu đi vào tìm hiểu chi tiết, thì 2 hãng sản xuất này cũng có những ưu điểm, những lợi thế riêng. Đó chính là điểm mấu chốt mà các đơn vị, doanh nghiệp dựa vào để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Và hôm nay, hãy cùng Thanh lý 247 thực hiện việc so sánh 2 dòng sản phẩm máy chủ Dell và máy chủ HP để tìm ra điểm khác biệt giữa chúng ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé! 

Các tính năng của máy chủ Dell và máy chủ HP mang lại cho người dùng 

Hãy thử so sánh máy chủ Dell và máy chủ HP dựa trên một vài tính năng tiêu biểu trên để cùng nhìn ra điểm khác biệt nào! 

Tính năng support của máy chủ Dell và máy chủ HP 

Đối với các dòng máy chủ Dell 

Dell không yếu cầu các chương trình hỗ trợ trả phó để tải xuống bất kì bản cập nhật hoặc chương trình cơ sở nào. Thậm chó, họ còn cung cấp một trang web trực quan để tìm bất kì sản phẩm nào cho sytems củ bạn. 



Không chỉ dừng lại ở đó, Dell Prosupport được xem là một trong những chương trình hỗ trợ hữu ích đáng tin cậy. Nếu bạn có thể đủ khả năng, hỗ trợ chuyên nghiệp là một khoản đầu tư đáng giá. Điều đó đang được nói, từ đã được đi xung quanh rằng Dell sẽ sớm được yêu cầu một liên hệ hỗ trợ cho tải trong tương lai, mặc dù không có gì cụ thể đã nổi lên như được nêu ra. 

Đối với các dòng máy chủ HP 

Khác với máy chủ Dell, các dòng máy chủ HP yêu cầu bạn phải có hợp đồng dịch vụ để có thể tải xuống các chương trình cũng như cơ sở mới. Và thật khó để có thể tìm được trình điều khiển cũng như phần mềm hỗ trợ qua các nền tảng của HP. 


Ngoài ra, chuỗi cung ứng thay thế phục tùng đó không phải lúc nào cũng đáng tin cậy, mặc dù chúng đã được cải thiện trong những năm gần đây. 

>> Nói đến khả năng Support thì người chiến thắng là máy chủ Dell 

Máy chủ Dell và máy chủ HP khi nói đến độ tin cậy 

Dell server rất thận trọng khi liên tục cải tiến các dòng sản phẩm thế hệ tiếp theo của họ. 

Trong khi đi HP thì sao? 

Trong một cuộc khảo sát nhỏ được thực hiện vào giữa năm 2017, cho thấy các dòng sản phẩm HP có khoảng thời gian chét cao, gấp 2,5 lần so với máy chủ Dell. Con số này nói lên điều gì? 

Chứng tỏ một điều, hệ thống HP là một công vệc tốt với cảnh báo tiên đoán cho các bộ phận có trách nhiệm thất bại. Điều này cho phép doanh nghiệp sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận trước khi chúng bị hỏng. 

Ngoài ra, dòng sản phẩm superdome HP còn mang đến cho người dùng độ tin cậy đáng kinh ngạc. Vì vậy, đối với nhiệm vụ quan trọng của khối lượng dữ liệu lớn, giải pháp của HPE có vẻ đáng tin cậy. 

>>> Không có dòng máy chủ nào quá vượt trội 

Giá thành các sản phẩm máy chủ Dell và máy chủ HP 

Về giá thành của máy chủ Dell 

Khi nhắc đến giá thành, người dùng sẽ nhận thấy sự linh hoạt khi đàm phán về giá. Mặc dù với các khách hàng lớn hơn, họ sẵn sàng cắt giảm nhiều hơn một thỏa thuận. 

Trong những năm qua, giá cả phải chăng là hợp lý hơn, nhưng sự khác biệt về giá là ít rõ ràng hơn trong những ngày này. 

Giá thành của máy chủ HP 

HPE thường linh hoạt hơn về giá, mặc dù các dấu ngoặc kép ban đầu tương tự như Dell trong hầu hết các trường hợp. Trong hầu hết các trường hợp, mối quan hệ của bạn với nhà cung cấp sẽ là yếu tố quan trọng hơn. 

>>> Nếu bạn là một khách hàng lâu năm với một tỏng 2 nhà sản xuất trên, thì chắc chắn bạn sẽ nhận được một thỏa thuận tốt hơn nhiều. Như vậy, thật là không có gì đáng nói khi nhắc đến giá thành của hai dòng sản phẩm này. 

Các công cụ quản lý của máy chủ Dell và máy chủ HP 

Công cụ quản lý của HPE là iLO và Dell EMC là iDRAC. Cả 2 công cụ này đều đã tiến triển rất nhiều, để cung cấp các tính năng tương tự. 

Với các dòng máy chủ Dell 

iDRAC là một chặng đường dài trong các thế hệ gần đây. heo như giấy phép đi, iDRAC sử dụng một giấy phép vật lý, có thể được mua trên thị trường thứ cấp và ngăn chặn bị khóa lại với OEM sau khi kết thúc cuộc đời. Bản cập nhật thường dài hơn một chút với iDrac, và nói chung nó có vẻ hơi chậm chạp hơn so với iLO. Theo như một điểm tranh chấp trước đó, iDRAC có một công cụ tương tự như RIS, được gọi là OpenManage Essentials, mặc dù cả hai đều có vấn đề của họ trên một số phiên bản trình duyệt. 

Về các dòng máy chủ HP 

ILO tiêu chuẩn được bao gồm, nhưng nâng cao (tức là bài giao diện điều khiển phiên) đòi hỏi một giấy phép, có thể khóa bạn với OEM nếu máy chủ của bạn đi EOL; bạn không thể mua chúng từ thị trường đã qua sử dụng. Một số người dùng sẽ cho rằng bạn chỉ phải mua một khóa vì bạn có thể sử dụng lại khóa nâng cao trên nhiều máy chủ, nhưng điều này là trái với các điều khoản dịch vụ; bạn phải mua các khóa mới giống như iDRAC. Nhìn chung, GUI với ILO có vẻ trực quan hơn và nền tảng có vẻ hơi linh hoạt hơn, nhưng có nhiều điều quan trọng cần xem xét hơn là giao diện quản lý băng thông. 

⇒ Người chiến thắng: HP 

Kết luận 

Như vậy có thể thấy, Dell và H đều là những đơn vị cung cấp dịch vụ khá giống nhau. Vì vậy, khi so sánh chúng, thật khó để tìm ra ai là người chiến thắng. Không có một sự khác biệt nào quá lớn với 2 công ty. Vì vậy, khi thanh lý máy chủ server, chúng tôi sẽ đánh giá trên từng khía cạnh của từng sản phẩm và dựa trên những khía cạnh tốt nhất để ra giá. Tuy nhiên, sự dễ dàng thay thế các bộ phận và nhận hỗ trợ hiệu quả giúp Dell lựa chọn nhà cung cấp máy chủ của chúng tôi khi chúng tôi đánh giá các dòng máy chủ Dell và HPE.

Giải pháp hệ thống máy chủ - phương thức lưu trữ dữ liệu toàn diện cho doanh nghiệp

Trong bất kì trung tâm dữ liệu nào thì hệ thống máy chủ - nơi lưu trữ và xử lý các loạt dữ liệu, quản lý tập trung là vấn đề sống còn của mọi đơn vị, đặc biệt là trong thời buổi công nghệ hiện nay. 

Nếu như trước đây, mọi doanh nghiệp đã quen với việc lưu trữ dữ liệu phân tán – dữ liệu được lưu trữ rải rác ở các máy tính của nhân viên. Thì ngày nay, việc lưu trữ dữ liệu tập trung sẽ khắc phục được những nhược điểm đó. 

Giải pháp hệ thống máy chủ lưu trữ tập trung sẽ giúp bạn: 


+ Giảm thiểu tối đa nguy cơ mất mát dữ liệu 

+ Không bị tấn công bởi virus hay lộ bí mật do lưu trữ dữ liệu ở máy của nhân viên 

+ Lưu trữ dữ liệu được nhiều hơn và trong thời gian dài hơn 

>>> Chính vì vậy, việc lựa chọn triển khai các giải pháp máy chủ và lưu trữ để hệ thống CNTT hoạt động ổn định và vận hành hiệu quả là điều mà các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu. Và dưới đây là một vài những giải pháp máy chủ tiêu biểu mà bạn có thể than khảo. 

Giải pháp máy chủ ảo hóa và điện toán đám mây 


Là xu hướng phát triển tất yếu cho môi trường máy chủ và lưu trữ trong các trung tâm dữ liệu, giải pháp ảo hoá và điện toán đám mây sẽ giúp khách hàng xây dựng trung tâm dữ liệu vận hành hiệu quả và tối ưu hoá chi phí đầu tư dựa trên các công nghệ hàng đầu của các hãng Citrix, IBM, HP, Microsoft, VMware… 

Giải pháp sao lưu dữ liệu dự phòng 

Là giải pháp đảm bảo an toàn, liên tục và tuân thủ mọi quy định, giúp dữ liệu được bảo vệ một cách an toàn nhất. Chính vì vậy, giải pháp sao lưu dữ liệu dự phòng sẽ giúp bạn: 

· Sao lưu nhiều tầng 

· Thư viện băng từ ảo 

· Chống trùng lặp dữ liệu 

· Nhân bản dữ liệu từ xa 

· Tối ưu hoá các quy trình vận hành của doanh nghiệp 

Giải pháp sẵn sàng và dự phòng thảm họa 

Giải pháp sẵn sàng cao và dự phòng thảm hoạ giúp doanh nghiệp loại trừ các rủi ro và thiệt hại do hệ thống bị gián đoạn hoạt động bởi các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Các nguyên nhân có thể xảy ra như lỗi vận hành, hỏng hóc phần cứng hay các thảm hoạ thiên nhiên. 

Thông qua việc triển hai các hệ thống sẵn có, có tính dữ phòng và khả năng dung lỗi cao. Kết hợp với đó là các công nghệ đồng bộ dữ liệu từ xa,… Tất cả sẽ mang lại cho khách hàng một hạ tầng CNTT vận hành hiệu quả và liên tục để phục vụ tối đa cho các quy trình sản xuất kinh doanh. 

Giải pháp hệ thống máy chủ mang lại những lợi ích gì? 


Các giải pháp hệ thống máy chủ sẽ mang lại cho khách hàng những lợi ích đáng kể như: 


· Xây dựng hạ tầng máy chủ và lưu trữ hoạt động hiệu quả dựa trên các công nghệ tiên tiến với chi phí đầu tư phù hợp 

· Đảm bảo tính an toàn và liên tục cho hệ thống CNTT, phục vụ các hoạt động kinh doanh của khách hàng, sẵn sàng ứng phó với các sự cố có thể xảy ra 

· Đơn giản hoá các quy trình quản lý, vận hành và tuân thủ chính sách cho hệ thống CNTT của doanh nghiệp 

· Giảm chi phí sở hữu và tối ưu hóa chí phí đầu tư của doanh nghiệp
© Copyright 2015. Website by Thu mua hàng thanh lý