Địa chỉ ip tĩnh và địa chỉ ip động khác nhau như thế nào?

Nếu bạn là người thường xuyên truy cập mạng và có chút hiểu biết về CNTT thì chắc hẳn không còn xa lạ gì với thuật ngữ “Địa chỉ IP” rồi đúng không nào? Nhưng! Địa chỉ IP bao gồm những loại nào? Chức năng và cách phân loại – nhận biết chúng ra sao thì không phải ai cũng biết. Vây, hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé! Bởi trong phạm vi bài viết này, bạn sẽ được giải đáp những thắc mắc trên! 

Phân biệt địa chỉ IP tĩnh và địa chỉ IP động
Với người dùng máy chủ ảo VPS, thường chỉ quen với việc tạo VPS, xem địa chỉ IP rồi mở Putty lên SSH vào là dùng. Còn với những người dùng bình thường, chỉ cần cắm dây mạnh vào máy tính sao cho vào được google là được. 

Vì vậy, mọi người thường bỏ qua những khái niệm cơ bản như địa chỉ IP là gì? IP tĩnh, IP động? Cũng như cách phân biệt địa chỉ Ip tĩnh và địa chỉ IP động là gì?.

Địa chỉ IP tĩnh là gì? 


IP tĩnh là địa chỉ IP được định sẵn và là duy nhất cho một người hay một thiết bị nào đó kết nối mạng. Thông thường, IP tĩnh được cấp cho một máy chủ với mục đích riêng như ( máy chủ Web, video,…). Khi IP tĩnh thì mọi người dùng đều có thể truy cập vào mà không xảy ra hiện tượng gián đoạn các quá trình đó. 

Đia chỉ IP tĩnh là gì?

Địa chỉ IP tĩnh thường sẽ được sử dụng cho các đơn vị, doanh nghiệp, công ty,…

Địa chỉ IP động là gì? 


Giống với cái tên của chúng, địa chỉ IP động sẽ tự thay đổi mỗi khi thiết bị hay modem của bạn khởi động lại. Thông thường, với người dùng là cá nhân hay hộ gia đình sẽ được các nhà cung cấp cho sử dụng địa chỉ IP động. 

Địa chỉ IP động là gì?

IP động sẽ chỉ thay đổi theo một số điều kiện nhất định. Mặc định, chúng sẽ được chia ra làm 2 loại: 

+ IP Lan: Thường thay đổi giữa IP động, IP tĩnh trong mục Network and Sharing Center trên máy tính. 

+ IP Public: Thường thay đổi khi ta khởi động lại modem hoặc tắt bật 3G.

Địa chỉ IP động thường được sử dụng trên các thiết bị nào? 


Địa chỉ IP công cộng được gán trên router (bộ định tuyến) dùng trong các hộ gia đình và các doanh nghiệp vì các nhà cung cấp dịch vụ Internet của họ sử dụng địa chỉ IP động. Đối với các công ty lớn thì họ không sử dụng địa chỉ IP động để kết nối với Internet thay vào đó họ chỉ sử dụng các địa chỉ IP tĩnh được gán. 

Trong mạng cục bộ, chẳng hạn như mạng trong các hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp, người dùng sử dụng địa chỉ IP riêng (IP Private), hầu hết các thiết bị được cấu hình DHCP, tức là các thiết bị này sử dụng địa chỉ IP động. Nếu DHCP không được kích hoạt, mỗi thiết bị trong mạng cục bộ phải có các thông tin mạng được cài đặt theo cách thủ công.

Ưu điểm của chúng 


Ưu điểm lớn nhất của địa chỉ IP động là khả năng linh hoạt, dễ dàng cài đặt và quản lý hơn so với địa chỉ IP tĩnh. 

Tuy nhiên, với kiểu gán địa chỉ tự động này, sẽ có giới hạn về số lượng thiết bị có thể kết nối với mạng vì những thiết bị không cần kết nối mạng sẽ ngắt kết nối và giải phóng bộ nhớ địa chỉ cho một thiết bị khác. Trong trường hợp này hàng trăm thiết bị sẽ có địa chỉ IP riêng, hạn chế truy cập cho các thiết bị mới. 

Bên cạnh những ưu điểm trên, địa chỉ IP động cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Mà tiêu biểu đó là khả năng xảy ra xung đột IP trên máy tính là rất cao.

Kết luận 


Địa chỉ IP động dễ triển khai hơn địa chỉ Ip tĩnh. Các thiết bị mới kết nối với mạng không phải thiết lập bằng tay, … tất cả những gì bạn cần làm là đảm bảo DHCP trên router đã được kích hoạt. Vì hầu hết các thiết bị mạng được cấu hình theo mặc định để lấy địa chỉ IP từ các địa chỉ có sẵn, mọi thứ đều được thực hiện tự động. 

Sau khi tìm hiểu IP tĩnh và IP động, sự giống và khác nhau, khi nào cần dùng, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức về địa chỉ IP để vận dụng và hỗ trợ thêm trong cuộc sống, công việc hàng ngày của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

© Copyright 2015. Website by Thu mua hàng thanh lý