Hiện nay, có rất nhiều tin đồn khác nhau về khả năng tối ưu
hóa về tốc độ đọc cũng như ghi dữ liệu của ổ cứng thể rắn. Nhưng, không phải ai
cũng thực sự hiểu chi tiết về linh kiện này. Vậy, ổ cứng thể rắn là gì? Chúng
ta cùng đi tìm hiểu nội dung chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
Ổ cứng thể rắn là gì?
Ổ cứng thể rắn hay còn được biết đến với cái tên ổ cứng SSD,
là loại ổ cứng sử dụng các chip flash tạo thành vùng lưu trữ dữ liệu, giúp tối
ưu hơn về tốc độ cũng như khả năng xử lý thông tin. “Ổ cứng thể rắn” là tên gọi
Tiếng Việt của ổ cứng SSD, sau khi được dịch ra từ tên nguyên thủy từ Tiếng Anh
là Solid State Drive.
Có không ít người biết đến công dụng tuyệt vời của ổ cứng
SSD. Nhưng bên cạnh đó, cũng không ít người chưa từng được tiếp xúc với linh kiện
điện tử này, cũng như chưa từng hoặc rất ít khi nghe đến cụm từ SSD.
Đôi điều về ổ cứng thể
rắn - ổ cứng SSD
Thực tế, ổ cứng thể rắn SSD đã xuất hiện từ khá lâu nhưng tồn
tại dưới dạng thức khác. Nhưng tại thời điểm đó, giá của SSD còn quá cao, và HDD
lúc đó vẫn chưa gặp các vấn đề về tốc độ động cơ nên người ta chưa nghĩ đến việc
cần có một loại ổ cứng khác để thay thế HDD.
Mãi đến những năm 90, khi máy tính bắt đầu được sử dụng rộng
khắp hơn trên toàn thế giới, công nghệ lưu trữ đầu tiên sử dụng chip
flash ra đời với sản phẩm đầu tiên là USB. Tuy nhiên, giá thành để sản
xuất những con chip flash như vậy cũng không hề rẻ so với dung lượng lưu trữ mà
nó mang lại, cho nên nó vẫn chưa được lựa chọn để thay thế hoàn toàn cho các ổ
cứng cơ học.
Mãi cho đến năm đầu của thế kỷ 21, sau những đợt giảm giá mạnh
của bộ nhớ flash và sự giới hạn về tốc độ quay của các ổ đĩa HDD xuất hiện, người
ta mới nghĩ đến việc ứng dụng các chip flash này vào công nghệ lưu trữ và phá bỏ
các giới hạn thông thường của các ổ đĩa truyền thống.
Sau nhiều năm nâng cấp và phát triển, các ổ cứng thể rắn mới
bắt đầu phổ biến và được sử dụng rộng rãi hơn. Khi mà dung lượng của nó được
nâng cao hơn và giá thành cũng được giữ ở mức có thể chấp nhận được, người ta mới
bắt đầu tìm hiểu ổ cứng thể rắn là gì để dần thay thế cho các ổ cứng cơ học cũ
đã không còn hiệu quả trong hoạt động lưu trữ dữ liệu.
Ổ Cứng thể rắn – Ổ
cứng SSD mang lại những lợi ích gì?
Khác với các ổ cứng cơ học cũ, ổ cứng thể rắn sử dụng vùng
liên kết giữa các chip flash để lưu trữ thông tin. Do không có bất kỳ hoạt động
cơ học nào diễn ra trong suốt quá trình hoạt động mà ổ cứng thể rắn cũng cho thấy
nhiều ưu điểm vượt trội hơn các ổ cứng HDD cũ, cụ thể:
Thời gian khởi động ổ đĩa: Quá tình khởi
động êm ái, và bạn cũng không cần thời gian chờ dài để máy hoàn thành phần khởi
động. Chỉ cần cấp điện cho ổ đĩa là bạn đã có thể truy cập dữ liệu trên các thẻ
nhớ ngay.
Thời gian truy cập dữ liệu và độ trễ: Ổ
cứng thể rắn SSD không bị giới hạn bởi các hoạt động cơ học, do đó tốc độ ghi
cũng nhanh hơn từ 80-100 lần và hầu như không có độ trễ.
Tiếng ồn: Không sử dụng các chuyển động
cơ học cũng giúp các ổ cứng thể rắn hoạt động im lặng như không hề có sự chuyển
động nào bên trong.
Độ bền hệ thống: Các vùng lưu trữ dữ liệu
của chip flash trên ổ cứng thể rắn lại cho phép nó hoạt động mượt mà hơn ngay cả
trong trường hợp bị tác động lực hoặc máy bị nghiêng.
Điện năng tiêu thụ: Tốc độ cải thiện cũng
giúp ổ cứng thể rắn SSD tiết kiệm năng lượng hơn từ 30%-60% nếu tính trên cùng
một lượng công việc cần xử lý so với ổ đĩa HDD. Từ đó cũng giúp bảo vệ tuổi thọ
của pin tốt hơn.
Hình thức bên ngoài: Ổ cứng thể rắn SSD
có thể dễ dàng được tối ưu hóa về kích thước để trở nên nhỏ nhẹ và tiện lợi
hơn, phù hợp ngay cả đối với những dòng laptop nhỏ, điều mà hầu như các ổ cứng
HDD hiện tại không thể khắc phục được.
Ổ cứng thể rắn SSD và những điểm thiếu sót
Quá nhiều ưu điểm vượt trội so với ổ đĩa HDD đúng không nào
? Vậy tại sao ổ cứng thể rắn SSD vẫn chưa được sử dụng phổ biến và thay thế
hoàn toàn cho HDD ? Tuy nói là vậy, nhưng ổ cứng thể rắn SSD vẫn còn tồn tại một
vài yếu điểm khác khiến người sử dụng cũng cảm thấy đắn đo.
Yếu điểm thứ nhất:
Giá thành sản phẩm
Giá thành cho mỗi ổ cứng thể rắn SSD vẫn cao hơn nhiều so với
ở cứng HDD. Bởi rõ ràng là với quá nhiều lợi điểm mà nó mang lại, việc sở
hữu một mức giá cao cho mỗi sản phẩm là điều có thể hiểu được.
Yếu điểm thứ hai: Dung
lượng
Hiện tại của các ổ cứng thể rắn sẽ không bằng với các ổ cứng
HDD cùng tầm giá. Vì sử dụng các chip flash hiện đại nên việc tăng cường dung
lượng cho mỗi ổ cứng SSD cũng đòi hỏi nhiều chi phí hơn. Để thay thế một ổ cứng
HDD ằng ổ cứng SSD cùng dung lượng, bạn chắc chắn sẽ phải chi trả nhiều hơn.
Và cuối cùng, vì sử dụng các chip flash để lưu trữ dữ liệu
nên mỗi ổ cứng thể rắn cũng có số lần ghi dữ liệu nhất định, tạm gọi là “hạn sử
dụng” của ổ cứng. Mỗi chip nhớ flash sẽ có một thông số gọi là Write cycles,
cho thấy số lần mà dữ liệu có thể được ghi trên chip. Với mỗi lần chép dữ liệu
vào và xóa đi là bạn đã sử dụng hết 1 lần Write cycles của chip. Và bởi vì các
số liệu này là xác định nên bạn có thể xem nó như là tuổi thọ của ổ cứng. Khi sử
dụng hết số lần ghi dữ liệu, dữ liệu trên ổ sẽ tự động chuyển sang chế độ Read
– only, tức là bạn sẽ không thể thay đổi dữ liệu trên máy.
Tuy nhiên, phần dữ liệu nằm trên chip này sẽ được máy tính
sao chép sang cho các chip khác còn hoạt động tốt, nên về cơ bản, dữ liệu của bạn
vẫn an toàn hơn so với lỗi Bad sector trên các ổ cứng HDD truyền thống.
Tổng Kết
Đến đây, bạn đã biết ổ cứng thế rắn là gì? Cũng như những
thông tin cơ bản về ổ cứng thế rắn SSD chưa? Hãy theo dõi Thanh lý 247 để cập
nhật thêm những thông tin hữu ích về ổ cứng SSD trong nội dung các bài viết tiếp
theo nhé!